Những câu hỏi liên quan
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
12 tháng 2 2021 lúc 17:16

Câu 2 :

Những việc làm của em thể hiện tình yêu nước :

+ Kêu gọi, ủng hộ, tuyên truyền mọi người về tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay

+ Giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn

+ Cùng nhau đẩy lùi dịch COVDID19 bằng những việc làm như: ở nhà không ra ngoài để tránh tiếp xúc, đeo khẩu trang,....

Bình luận (0)

Qua bài văn nào vậy bn???

Bình luận (1)
Lê Hà My
Xem chi tiết

Câu 1: Văn bản biểu cảm có đặc điểm: Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và cách đáng giá của người viết đối với con người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.

+) Cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc con người, ... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình. Khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người nhằm bộc lộ tình cảm, sự đánh giá của mình. Có thể bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp.

Câu 2: Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: Dùng để khêu gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc và tình cảm chi phối chứ không nhằm kể đầy đủ sự việc. Xen kẽ với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ. 

Câu 3: Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải khắc họa đối tượng, kể về đối tượng theo một cách nào đó chẳng hạn vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm, phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật, sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu ... thì mới có cớ để bộc lộ tình cảm, thì cảm xúc mới sinh động. Cụ thể là: 

- Với con người: vẻ đẹp ngoại hình,vẻ đẹp lời nói, cử chỉ, hành động, vẻ đẹp tâm hồn và tính cách.

- Với cảnh vật: vẻ đẹp riêng, ấn tượng đối với cảnh quan và con người. 

Câu 4: Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa văn bản nghị luận xuất hiện dưới dạng nói và viết. Bao gồm các ý kiến nêu ra trong một cuộc họp, các bài xã luận, nghị luận, phát triển ý kiến trên báo chí, các bài phê bình, nghiên cứu, ...

- Những yếu tố cơ bản trong một bài văn nghị luận: Luận điểm, luận cứ, lập luận. Trong đó, yếu tố lập luận là yếu tố chủ yếu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thanh Do
Xem chi tiết
꧁ 𝕍uơ𝔫𝕘 ²ᵏ⁹✔꧂
9 tháng 3 2022 lúc 21:24

THAM KHẢO:

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều giá trị đã bị thay đổi, nhưng tinh thần yêu nước của nhân dân ta thì vẫn nồng nàn và mãnh liệt như thế. Chỉ là dòng chảy yêu nước ấy, đã tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những hoạt động xô bồ khác. Nhưng chỉ cần một tín hiệu, một lời kêu gọi, một khoảnh khắc nào đó thôi là tình yêu ấy sẽ lại bộc phát dữ dội, khiến ai cũng phải kiêng dè. Điều đó thể hiện rõ ràng qua những lần chủ quyền biển đảo của nước ta bị xâm phạm trên mạng internet. Tất cả mọi người đều đứng lên, trao tiếng nói của mình để bảo vệ quyền lãnh thổ. Lớp trẻ nô nức đăng kí được đi lính, đi tình nguyện ở đảo xa để khẳng định chủ quyền. Người người đồng lòng, đoàn kết vì tổ quốc Việt Nam thân yêu. Đó chính là minh chứng rõ nhất của tinh thần yêu nước trong mỗi người dân ta.

Bình luận (0)
ACE_max
9 tháng 3 2022 lúc 21:27

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần đó lại trở nên vô cùng mạnh mẽ. Trong quá khứ, những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã đứng lên lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Đến hôm nay, tinh thần yêu nước lại được thể hiện qua những hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng rất yêu nghĩ. Tuổi trẻ cố gắng học tập để thật tốt để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập. Có thể nói tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý. Và nhân dân ta phải có trách nhiệm làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Bình luận (0)
Đào Hiền Thảo Mai
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
5 tháng 3 2021 lúc 11:33

Cậu tham khảo đoạn văn này nha

Qua nội dung của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", nó giúp em hiểu hơn về những giá trị của lòng yêu nước của những thế hệ đi trước mình. Là một học sinh, em thấy mình cần phải làm những hành động thiết thực để góp phần xây dựng, phát triển đất nước chẳng hạn như: em cần phải cố gắng học tập và trau dồi tri thức, để sau này trở thành công dân tốt, giúp ích cho cuộc đời hay em còn cần phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, nghe lời thầy cô, thương yêu bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ ngoài ra đó còn là tình yêu quê hương, biết giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống. Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.

Chúc cậu học tốt nha :))))))))))))

Bình luận (0)
Trần Thanh Vân
Xem chi tiết
Đoàn Dương Quỳnh San
Xem chi tiết
Lê Văn Hiếu
29 tháng 4 2023 lúc 11:16

T

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 6 2017 lúc 3:47
Dùng câu hỏi để làm gì ? Dùng trong những tình huống nào ?
a) Để tỏ thái độ khen, chê

M: - Em gái em học mẫu giáo mang về phiếu"Bé ngoan". Em khen bé: "Sao bé ngoan thế nhỉ?"

- Em gái của em bê chén cơm nhưng vô ý làm đổ, mẹ em trách : “Sao mà sơ ý thế hả con?"

b) Để khẳng định, phủ định

M: - Hè này em muốn đi học võ. Bạn em bảo: "Học võ làm gì? Học bơi không thiết thực hơn à?"

- Em rủ bạn em cuối tuần đến sinh hoạt tại câu lạc bộ “Họa sĩ nhí" em hỏi bạn: ‘‘Bạn rảnh mà, đúng không ?”

c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn

M: - Em trai em nghịch quá, khiến em không tập trung học bài được. Em bảo:"Em ra sân chơi cho chị học bài được không?"

- Em mượn bạn quyển sách, em hỏi . “Cho mình mượn quyển sách được không ?

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trung Lê Đức
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
12 tháng 2 2020 lúc 17:07

- Nêu vấn đề: Đoạn 3 trong bài thơ Nhớ rừng: Con hổ sống trong hào quang của quá khứ, khi nó làm chúa tể sơn lâm để quên đi thực tại giả dối, tầm thường.

-> Bạn sẽ không làm được gì nếu cứ chìm đắm vào hào quang trong quá khứ và trốn tránh hiện tại.

=> Đối mặt với hiện thực để tìm hướng đi, cách giải quyết cho những vướng mắc đang gặp phải.

- Vì sao phải đối diện với hiện thực, thực tại:

+ Quá khứ đã qua -> không thay đổi được. Tương lai chưa đến -> chưa thể lo xa. Chỉ có hiện thực ngay lúc này, bây giờ là cái ta có thể thay đổi được, điều khiển được theo ý mình.

+ Tỉnh táo đối mặt với hiện thực mới có câu trả lời cho những vướng mắc, khó khăn, biết tháo gỡ từng nút thắt.

- Biểu hiện: (nêu dẫn chứng).

- Quên đi thực tại, sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa mà luôn luôn sống mãi trong quá khứ hoặc ảo vọng về tương lai.

- Bài học: Trân trọng quá khứ, sống ở hiện tại, hướng tới tương lai.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa